/Hanbok Hàn Quốc thay đổi như thế nào qua các thời kỳ?
Hanbook Hàn Quốc thay đổi như thế nào qua các thời kỳ?

Hanbok Hàn Quốc thay đổi như thế nào qua các thời kỳ?

Hanbok Hàn Quốc trang phục truyền thống của người dân xứ sở kim chi ngày nay có nguồn gốc như thế nào? Đã thay đổi ra sao qua các thời kỳ. Cùng khám phá qua những thông tin thú vị dưới đây. 

Hanbok Hàn Quốc thay đổi như thế nào qua các thời kỳ?

1. Nguồn gốc của trang phục truyền thống Hanbook Hàn Quốc

Những bằng chứng lịch sử về sự ra đời của trang phục Hanbok Hàn Quốc được tìm thấy trong khu mộ của người Hung Nô ở miền bắc Mông Cổ, và bức tranh thiết kế hanbok Hàn Quốc cơ bản trên tường cổ xưa của Goguryeo. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng hanbok bắt nguồn từ nên văn hóa Scytho-Siberian thuộc miền bắc Châu Á trong thời cổ đại.

Ngày nay Hanbok được biết đến là loại trang phục truyền thống (quốc phục) của người dân Hàn Quốc. Hanbok có màu sắc sặc sỡ đặc trưng, cùng với các đường kẻ đơn giản và không có túi. Văn hóa Hanbok rực rỡ và phát triển nhất dưới triều đại Joseo, trỏ thành trang phục chính thức trong các ngày lễ truyền thống.

Cấu trúc cơ bản của hanbok Hàn Quốc gồm có áo jeogori, quần baiji và váy chima. Quần ngắn ôm sát, áo dài đến eo để tạo sự thuận lợi trong di chuyển. Lúc này nam nữ đều dùng chung 1 mẫu này.

1.1. Hanbok thời Joseon (1392 ~ 1910)

Trong triều vua Choson, áo jeogori của phụ nữ được thiết kế bó sát người và ngắn hơn. Vào thế kỷ 16, áo Jeogori rất rộng và dài tới dưới eo, nhưng đến cuối triều vua Joseon(thế kỷ 19), chiếc áo này được thiết kế ngắn lại tới mức nó không che được hết ngực. Vì vậy, người ta mặc thêm chiếc áo Heoritti (một loại áo lót mỏng) ở trong.

Hanbok hàn quốc thời Joseon

Giới thượng lưu được mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng được dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành cho những người trung niên. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêm một chiếc áo durumagi dài tới đầu gối.

Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng chất liệu cotton đơn thuần. Luật còn quy định người dân thường chỉ được phép mặc quần áo màu trắng, nhưng trong những dịp đặc biệt họ được cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than.

Như thế, hanbok Hàn Quốc ngày nay cơ bản giống hanbok trong triều đại Joseon, nó đã qua nhiều thay đổi và trở thành trang phục truyền thống của Hàn Quốc.

1.2. Hanbok thời đại Koryeo (918-1392)

Sau khi triều đại Koryeo ký kết hiệp ước hòa bình với Mông Cổ (thế kỷ 13) , công chúa Mông Cổ về làm dâu một gia đình hoàng gia của Hàn Quốc, do vậy hanbok bị ảnh hưởng bởi trang phục Mông Cổ nên có chút thay đổi sau này.

HANBOK THỜI ĐẠI KORYEO

Váy (Chima) của Hanbok được mặc ngắn hơn, áo ngắn (Jeogori) chỉ mặc tới eo và trên ngực có thắt một chiếc nơ (thay cho thắt lưng) còn ống tay áo được cắt lượn một đường cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát.

1.3. Hanbok thời kỳ Tam Quốc (57 trước CN-668 sau CN)

Cuối thời Tam Quốc, những người phụ nữ quý tộc mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bó lại ở mắt cá chân và áo chẽn có thắt lưng ở eo.

Hanbok Hàn Quốc

Cũng ở thời kỳ này, chiếc áo choàng bằng lụa Trung Quốc xuất hiện và chỉ dành cho hoàng tộc và các quan lại. Đó là Gwanbok– trang phục truyền thống của quan chức Hàn Quốc thời cận đại. Hanbok của dân thường khá đơn giản, phụ nữ chỉ được mặc trang phục màu xám và kiểu dáng không cầu kì, áo khoác của nam giới chỉ dài tới ngang hông.

2. Đặc điểm của Hanbok Hàn Quốc

Cấu tạo của Quốc phục Hanbok Hàn Quốc
Cấu tạo của Quốc phục Hanbok Hàn Quốc

Cách đây 100 năm, Hanbok là trang phục thường ngày của người dân Hàn Quốc nhưng ngày nay thì trang phục này chỉ mặc vào những dịp lễ hay những ngày kỷ niệm đặc biệt. Hầu hết mỗi người dân Hàn Quốc đều có một bộ Hanbok để mặc vào những dịp đặc biệt, trẻ em mặc Hanbok vào ngày sinh nhật tròn 1 tuổi và người lớn mặc Hanbok vào những ngày trọng đại như lễ cưới hay sinh nhật tròn 60 tuổi của mình. Ngoài ra, Hanbok cũng được mặc trong tang lễ hay những nghi thức tôn giáo quan trọng.

2.1. Chất liệu của Hanbok Hàn Quốc

Trước đây, chất liệu làm nên mỗi bộ Hanbok Hàn Quốc là sự phân biệt vị thể của người đó trong xã hội. Hanbok của tấng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng vải bông đơn thuần.

Mùa hè thì những chất liệu mỏng và nhẹ hơn được sử dụng để khắc phục phần nào sức nóng của nhiều lớp áo. Vào mùa thu, phụ nữ Hàn Quốc rất chuộng Hanbok may bằng lụa tơ, bởi khi đi lại sẽ tạo ra âm thanh xào xạc như bước trên lá khô vậy. Người Hàn thường mặc thêm áo khoác dày hoặc mặc Hanbok may bằng vải bông dày vào mùa đông. Người dân ở phương Bắc thì còn có thêm lông ở trong vải áo để giữ ấm.

2.2. Kiểu dáng của Hanbok Hàn Quốc

Hanbok có kiểu dáng khác nhau giữa nam và nữ. Hanbok nữ gồm 2 phần chính là jeogori và chima. Jeogori là áo khoác ngắn, chima là váy thắt eo cao. Jeogori có thể ngắn chỉ vừa đủ che ngực hoặc dài đến eo (với hình dáng lưỡi liềm cong lên hoặc đơn giản là gấu áo thẳng). Đi kèm với jeogori là nơ otgoreum, được tạo nên từ hai dải vải dài buộc chặt vào nhau. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu tất trắng beoson và những đôi giày hình chiếc thuyền. Ngoài ra còn mặc một lớp “hanbok trong” cũng có thể có jeogori nhưng tất cả đều là màu trắng.

Hanbok nam gồm jeogori, quần baji và áo choàng durumagi. Áo choàng durumagi dài đến đầu gối hoặc hơn, jeogori ngang hông, quần baji thì rộng và bó ở gấu. Đi kèm với Hanbok nam là mũ (gat), dây buộc ngang lưng dalleyong và giày. Cũng như hanbok nữ, hanbok nam cũng có một lớp mặc trong màu trắng.

Đi kèm với các trang phục Hanbok nam nữ còn có thêm những phụ kiện giúp cho trang phục thêm bắt mắt và sang trọng hơn. Những phụ kiện đi kèm theo trang phục truyền thống của người dân Hàn Quốc cũng rất dễ tìm kiếm để bạn có thể kết hợp và có được một bộ trang phục đúng kiểu nhất.

2.3. Màu sắc và họa tiết trên Hanbok Hàn Quốc

Màu sắc của Hanbok cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt. Người dân Hàn Quốc thích mặc những trang phục có màu trắng hay những tông màu tương tự để thể hiện địa vị của mình. Màu sắc và các thiết kế của Hanbok thường được thiết kế để làm nổi bật lên sự sang trọng cho người mặc.

Hanbok trở thành "đồng phục" gia đình trong những dịp lễ tết quan trọng
Hanbok trở thành “đồng phục” gia đình trong những dịp lễ tết quan trọng

Hanbok được nhuộm màu tự nhiên, màu sắc được thấm vào trong vải . Ví dụ màu đỏ sẽ được lấy từ những cánh hoa màu đỏ, quá trình chiết xuất rất lâu và phức tạp đòi hỏi phải có độ chính xác và tỉ mỉ cao. Chất lượng màu sắc sẽ khác nhiều so với những loại thuốc nhuộm nhân tạo khác.

Về kiểu dáng thiết kế cũng là sự kết tinh hòa quyện trí sáng tạo và cảm xúc của con người. Mỗi thiết kế Hanbok đều theo dạng trên hẹp, dưới rộng, phần áo phải ôm sát và phần váy thì phải rộng và thoải mái.

2.4. Những nét cách tân của Hanbok Hàn Quốc

Thời xưa khi tình trạng phân chia giai cấp còn nặng nề, trang phục chính là căn cứ phân biệt tầng lớp xã hội. Các nhà thiết kế cũng đã cách tân, biến đổi màu sắc, thay đổi kiểu dáng để làm nên sự phong phú cho trang phục và giúp khách hàng chọn lựa được trang phục ưng ý.

Ở thời hiện đại, bất cứ ai cũng có thể chọn lựa được chất liệu và màu sắc phù hợp với mình. Chất liệu của Hanbok đa dạng hơn như vải gai, bông, muslin, lụa và satin.

Hoa văn trong Hanbok cũng thường thiên về các họa tiết thiên nhiên hoặc những hình sang trọng như rồng phượng, có thể là in chìm trên nền vải lụa, satin, gấm…hoặc thêu tau các hình thù rất cầu kì và tinh tế. Bên cạnh Hanbok áo truyền thống Hàn Quốc thì Hanbok cách tân ngày nay có hai loại phổ biến là Saenghwal Hanbok và Gaeryang Hanbok, cả hai loại này đều được thiết kế đơn giản đi so với Hanbok truyền thống.

3. Cách mặc áo Hanbok

Bạn đã biết mặc hanbok như thế nào cho đúng cách? Nếu chưa rõ bạn hãy tham khảo những bước dưới đây để thực hành nhé!

Với nữ sẽ mặc hanbok lót màu trắng trước, cố định váy bằng dây buộc. Sau đó lợp hanbok chính bên ngoài cũng được mặc tương tự. Để mặc đẹp và đúng cách, điều quan trọng nhất đó là thắt nơi Goreum sao cho đẹp, Goreum cần được thắt về bên tay phải người mặc, độ rủ mềm mại giữ được nét nữ tính và thanh lịch của phái nữ. Vải của bộ áo không được để nhàu và phải giữ được nếp và độ phồng ban đầu.

Với nam cũng là mặc baji lót màu trắng trước, sau đó đến jeogori, dáng áo mở có dây cùng chất liệu buộc lại. Sau đó mặc baji ngoài rồi đến áo khoác. Nếu là durumagi thì chỉ cần khoác vào và buộc bằng dalleyong. Dalleyong có thể là một sợi dây mảnh đeo thêm miếng ngọc bội hoặc móc treo thắt nút bằng vải để trang trí, hoặc có thể là một thắt lưng vải bản to để cố định áo. Nếu là áo khoác cộc tay (cùng kiểu với jeogori) thì mặc tương tự như jeogori, dây buộc áo khoác này cũng là vải cùng chất liệu nhưng được thắt chặt và rủ về bên tay phải.

4. Một số hình ảnh đặc biệt của Hanbok

BlackPink từng mang Hanbok cách điệu lên sân khấu
BlackPink từng mang Hanbok cách điệu lên sân khấu

Các mẫu Hanbok Hàn Quốc cách tân được lòng giới trẻ Hàn

Giới trẻ Hàn thích thú diện những bộ Hanbok cách tân xuống phố
Giới trẻ Hàn thích thú diện những bộ Hanbok cách tân xuống phố

Còn dưới dây là một số hình ảnh Hanbok Hàn Quốc anime cực kỳ dễ thương.

Hanbok Hàn Quốc siêu sinh dành cho fan anime
Hanbok Hàn Quốc siêu sinh dành cho fan anime

>>>Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về ngày Tết Trung Thu Hàn Quốc từ A đến Z

Trên đây là những thông tin thú vị về trang phục truyển thống Hanbok Hàn Quốc. Ngày nay để thuận lợi cho sinh hoạt hàng ngày hanbok truyền thống thường được mặc trong các dịp lễ tết quan trọng và hanbok cách tân cũng lên ngôi vừa mang vẻ đẹp truyền thống xen lẫn hiện đại thời trang và năng động của giới trẻ Hàn Quốc. Nếu bạn yêu mến Văn hóa Hàn Quốc hãy khám phá cùng chúng mình nhé!