/Tìm hiểu về ngày Tết Trung Thu Hàn Quốc từ A đến Z
Nguồn gốc của ngày tết trung thu ở Hàn Quốc

Tìm hiểu về ngày Tết Trung Thu Hàn Quốc từ A đến Z

Tết Trung Thu Hàn Quốc hay còn gọi là Chuseok là dịp lễ quan trọng nhất trong năm với người Hàn. Vào những ngày lễ đặc biệt này người dân xứ kim chi có nhiều nghi thức và hoạt động đặc sắc để ăn mừng và quây quần đoàn tụ bên nhau.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết trung thu ở Hàn Quốc

Ở các quốc gia nông nghiệp thuộc khối văn hóa Á Đông như Hàn Quốc, tháng 8 âm lịch cũng là lúc kết thúc vụ mùa trong năm. Sau khi thu hoạch, với lương thực và hoa quả sung túc đầy nhà, người Hàn Quốc sẽ tổ chức lễ tạ ơn tổ tiên cho một mùa màng bội thu.

Nguồn gốc của ngày tết trung thu ở Hàn Quốc

Ngày tết trung thu tại Hàn Quốc còn mang ý nghĩa là: Tạ ơn tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Ngày tết trung thu hay lễ hội Chuseok Hàn Quốc được bắt nguồn từ ngày Gabae. Ngày Gabae được xuất hiện từ năm 57 trước công nguyên. Đến năm 935 sau công nguyên, khi lễ hội dệt kéo dài 1 tháng được tổ chức giữa 2 đội thi. Kết quả đội nào thắng sẽ có quyền quyết định sự trừng phạt của đội kia. Hiện nay, cuộc thi đó vẫn được tổ chức tại một số nơi trên đất nước Hàn Quốc vào dịp tết trung thu. Đây chính là nét văn hóa tiêu biểu của con người Hàn Quốc.

Người Hàn Quốc rất coi trọng ngày tết trung thu và coi ngày trung thu là ngày hướng về tổ tiên: Là ngày mà họ tỏ lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên của mình. Chính vì thế, mà cả gia đình đều chuẩn bị mâm cúng tổ tiên thật tròn đầy và sắp xếp theo đúng nguyên tắc trình tự. Ngoài ra, trong ngày này họ còn đi tảo mộ tổ tiên để tỏ lòng biết ơn.

Những phong tục truyền thống của người Hàn trong dịp tết trung thu

Tết Trung Thu hay còn gọi là Chuseok là dịp lễ quan trọng nhất trong năm với người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc có nhiều nghi thức và hoạt động đặc sắc để ăn mừng trong dịp này.

Trang phục truyền thống Chuseokbim

Hanbok truyền thống Chuseokbim

Vào ngày Tết Chuseok, người Hàn Quốc sẽ chuẩn bị và khoác lên mình những bộ Hanbok truyền thống mới và đẹp nhất để tham dự những nghi lễ trang trọng. Những bộ Hanbok dành cho dịp này gọi là Chuseokbim. Trang phục hanbok có thể may hoặc thuê tùy nhu cầu, khả năng từng người. Nếu bạn đang là một du học sinh Hàn Quốc hay người lao động ở đây, mùa hè này hãy thử hòa mình vào ngày lễ được mong chơ nhất năm cùng khám phá những nét văn hóa của người Hàn nhé!

Những món ăn đặc biệt trong ngày tết trung thu

Đối với người Hàn, Tết Trung thu là dịp vô cùng quan trọng, là một trong 2 ngày Tết truyền thống lớn nhất. Trong đó, mâm cỗ Tết vô cùng hoành tráng và ấn tượng.

Bánh Songpyeon

Bánh Songpyeon

Đây được xem như là bánh Trung thu của Hàn Quốc. Tuỳ từng vùng miền, bánh có thể được làm thành nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình trăng khuyết bởi người Hàn cho rằng điều này tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, nảy nở.
Bánh Songpyeon được làm bằng bột gạo, bên trong nhân là đậu xanh sau đó mang hấp trên một lớp lá thông tươi tạo nên mùi hương vô cùng đặc biệt.

Bánh kếp Jeon

Bánh kếp Jeon

Đây là một loại bánh truyền thống của người Hàn được làm từ bột loãng trộn với rau củ rồi mang chiên lên. Tuỳ từng gia đình, các nguyên liệu làm bánh có thể khác đi một chút. Và vào dịp Tết Trung thu thì món bánh này cũng có sự góp mặt.

Sườn hầm rau củ

Sườn hầm rau củ, món ăn truyển thống trong tết trung thu Hàn Quốc

Món này thường sử dụng sườn heo hoặc sườn bò hầm với các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, hạt dẻ, nấm… Sườn được ninh đến khi nước đặc lại, ăn vô cùng đậm đà.

Canh khoai sọ Toranguk

Đây là món canh rất phổ biến trong mùa thu ở Hàn, và tất nhiên không thể thiếu trong Tết Trung thu. Món này sử dụng ức bò hoặc gân bò để ninh cùng với khoai.

Miến trộn rau củ Japchae

Miến trộn rau củ Japchae

Món miến trộn này xuất hiện trong rất nhiều dịp quan trọng của người Hàn như sinh nhật, Tết âm lịch và tất nhiên là cả Tết Trung thu. Miến trộn với thịt và các loại rau củ thái dạng sợi, tạo nên món ăn vô cùng ngon miệng.

Thịt bò xào Bulgogi

Khác với đa số các món mặn khác là có vị cay thì thịt bò Bulgogi được ướp ngọt sau đó xào chung với hành tây, cà rốt… Món này có thể ăn chung với cơm hoặc như người Hàn thường làm là cuốn chung với các loại rau.

Kim chi nước củ cải Dongchimi

Kim chi nước củ cải Dongchimi

Cũng là kim chi nhưng vào ngày Tết Trung thu, người Hàn sẽ ăn món kim chi nước củ cải với vị chua ngọt để cân bằng lại độ ngấy khi ăn các món chiên xào khác.

Rượu Baekju

Rượu Baekju

Ngoài loại rượu thông thường là Soju còn có một loại rượu truyền thống được làm từ gạo mới gọi là Baekju (백주 – Bạch tửu.) Đây là loại rượu truyền thống dùng trong Tết Trung thu của người Hàn Quốc.

Quả lê

Loại hoa quả nổi tiếng là ngon của Hàn Quốc – quả lê cũng góp mặt trong mâm cỗ Trung thu đặc biệt này.

Bánh gạo Hangwa

Bánh gạo Hangwa

Bánh gạo Hangwa được làm từ bột gạo, mật ong, hoa quả, rễ cây và chất tạo màu tự nhiên. Món bánh này có hương vị ngọt dịu, thường được thưởng thức với trà nóng.

Những nghi lễ truyền thống

Beolcho và Seongmyo

Nghi lễ truyền thống Beolcho và Seongmyo

Đến nghĩa trang để thăm viếng và dọn dẹp, sửa sang phần mộ tổ tiên là việc quan trọng nhất trong Tết Chuseok. Từ để chỉ việc viếng mộ vào dịp này trong tiếng Hàn là Seongmyo, còn những công việc như quét dọn, phát cỏ hay sửa sang lại những ngôi mộ được gọi chung là Beolcho. Beolcho thường được thực hiện khoảng 1 tháng trước Rằm tháng 8, và đến đúng lễ Chuseok, các gia đình lại đi viếng mộ thêm một lần nữa để hoàn tất nghi lễ Seongmyo. Vào những ngày này, các con đường cao tốc trên khắp đất nước Hàn Quốc thường trở nên vô cùng đông đúc bởi dòng người đổ về những khu nghĩa trang để làm tròn bổn phận của mình với tổ tiên.

Charye

Vào buổi sáng của ngày Tết Chuseok, các gia đình Hàn Quốc sẽ quây quần tại gian nhà lớn của họ và thực hiện nghi lễ Charye để tạ ơn tổ tiên. Charye thường được tổ chức hai lần trong năm vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán và ngày Chuseok. Tuy nhiên, nếu như ở ngày Tết Nguyên đán, món ăn chính trên mâm cúng tổ tiên là canh bánh gạo Tteokguk. Thì trong Tết Chuseok, các món ăn chính sẽ được làm từ những nông sản mới thu hoạch như bánh Seongpyeon hay rượu Baekju.

Ganggangsullae

Ganggangsullae

Đây là điệu dân vũ tiêu biểu nhất trong ngày Tết Chuseok vốn được bắt nguồn từ vùng Tây Nam của Hàn Quốc. Khi trăng vừa lên trong đêm Trung thu, những người phụ nữ trong làng sẽ mặc những bộ Hanbok đẹp nhất của mình tập hợp thành vòng tròn ở một bãi đất rộng để cùng nhảy múa trên nền của những điệu dân ca. Ngày nay, điệu múa này vẫn được biểu diễn ở nơi trên đất nước Hàn Quốc và bạn cũng có thể xem điệu múa này tại một số tụ điểm văn hóa ở Thủ đô Seoul.

Điều đặc biệt trong ngày tết trung thu tại Hàn Quốc là: Mặc dù ở mỗi vùng đều có những phong tục tập quán riêng. Nhưng, tất cả họ đều có chung trong điệu múa Ganggangsullae nổi tiếng. Đây là một điệu múa, được tất cả người dân xứ Hàn cùng múa khi trung thu đến. Điệu múa này, không phân biệt già trẻ, gái trai. Tất cả họ sẽ quay thành vòng tròn lớn nhảy múa dưới ánh trăng rằm sáng lung linh.

>>>Có thể bạn quan tâm: http://duhochanquocaz.com/canh-dep-han-quoc/

So sánh tết trung thu Việt Nam và Hàn Quốc

Hàn Quốc và Việt Nam đều đón tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm.Tết trung thu việt nam bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Khi tiết trời mát mẻ mùa mang đang chờ thu hoạch người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa lao động vất vả. Theo các nhà khảo cổ học, tết trung thu ở Việt nam đã có từ ngàn năm trước, với những họa tiết minh họa xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lữ. Sau này tết Trung thu được chuyển thành ngày tết Thiếu nhi. Tuy nhiên ngày tết này ở Việt Nam không được công nhận là ngày lễ chính thức, học sinh, người đi làm không được nghỉ.

tết trung thu Việt Nam

Tại Hàn Quốc, tết Trung thu được gọi là Chuseok, với ý nghĩa chỉ đêm trăng rằm đẹp nhất vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Người Hàn có câu “Nông dân tháng 5, thần tiên tháng 8”, ý chỉ vào tháng 5, người nông dân phải vất vả, bận rộn chăm sóc mùa màng nhưng khi đến tháng 8, vào giai đoạn thu hoạch thì có thể rảnh rang nghỉ ngơi như thần tiên.

Chuseok

Chuseok được coi là Tết đoàn viên và được công nhận là ngày lễ chính thức. Người dân Hàn thường được nghỉ 3 ngày để về quê và quây quần cùng gia đình. Đây là dịp lễ lớn thứ 2 sau Tết âm lịch. Nếu ở Hàn vào dịp Chuseok, bạn sẽ thấy hầu như các hàng quán đều sẽ đóng cửa. Ngày trước Chuseok sẽ có những hàng xe dài nối nhau rời các thành phố lớn để về với gia đình.