/Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu? Người Hàn có ăn tết Nguyên Đán như người Việt?
Tết nguyên đán Hàn quốc ngày bao nhiêu

Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu? Người Hàn có ăn tết Nguyên Đán như người Việt?

Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu? Người Hàn có đón tết Nguyên Đán giống Việt Nam hay không là câu hỏi của nhiều du học sinh và người lao động sắp sửa sang Hàn học tập và làm việc. Bài viết dưới đây Du học Hàn Quốc sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này đồng thời khám phá một vài nét đặc biệt về ngày tết của người Hàn Quốc nhé!
Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu?

Tết của Hàn Quốc vào ngày nào?

Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu? Hàn Quốc là một quốc gia châu Á và cũng tương tự như nhiều quốc gia Á Đông khác, trong đó có cả Việt Nam chúng ta thì người Hàn Quốc cũng đón Tết Nguyên đán vào đầu mỗi năm mới – ngày 1 tháng Giêng Âm lịch hàng năm Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc còn được gọi với cái tên là Seollal, đây cũng là một trong hai dịp lễ lớn của quốc gia này (Tết Nguyên đán và Tết trung thu Hàn Quốc).

Ngày tết Seollal ở Hàn Quốc là thời gian để đón một năm mới đến, tưởng nhớ về tổ tiên và là dịp để các thành viên trong gia đình có dịp được gặp gỡ nhau, hàn huyên, ăn những món ăn truyền thống của đất nước mình và thực hiện những nghi lễ của tổ tiên. Đặc biệt, Tết Nguyên đán là dịp họ tổ chức các lễ hội mùa xuân, chơi những trò chơi dân gian và là khoảng thời gian mà người Hàn Quốc thường diện nhiều nhất bộ trang phục hanbok truyền thống nổi tiếng của người Hàn.

Câu chuyện tìm lại ngày Tết Seollal của người Hàn Quốc

Mặc dù là một ngày lễ lớn trong năm nhưng có lẽ ít người biết rằng Hàn Quốc cũng đã có khoảng thời gian rất dài phải từ bỏ dịp Tết Nguyên đán. Câu chuyện bắt đầu kể từ thời điểm mà Hàn Quốc bị Nhật Bản xâm chiếm. Năm 1876, Triều Tiên ký điều ước đảo Ganghwa với Nhật. Cho đến năm 1910 thì Hàn Quốc đã bị đặt dưới ách thống trị của Nhật Bản.

Khi đó, Nhật đã yêu cầu Hàn Quốc phải xóa bỏ lịch âm và dẫn tới việc Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc được xem là một điều cấm kỵ. Và rồi sau khi giành lại được độc lập từ Nhật Bản thì Hàn Quốc mới bắt đầu khôi phục lại lịch âm, đấu tranh để lấy lại ngày tết Seollal của mình. Kể từ năm 1989 thì ngày tết này mới được công nhận là ngày lễ chính thức của Hàn Quốc.

Tết ở Hàn Quốc được nghỉ mấy ngày?

Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu cũng như tết ở Hàn Quốc thì được nghỉ bao nhiêu ngày ;là thắc mắc của nhiều bạn yêu mến văn hóa Hàn Quốc. Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày. Người dân ở Hàn Quốc sẽ bắt đầu nghỉ từ ngày cuối cùng của năm cũ và đến hết ngày mùng 2 Tết. Tuy nhiên thì vẫn có một số người vẫn đi làm trong 3 ngày nghỉ lễ này.

Những điều đặc biệt trong ngày tết Seollal của người Hàn Quốc

Trang phục truyền thống

Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc.

Vào ngày Tết truyền thống, người Hàn quốc thường khoác lên mình những bộ Hanbok thể hiện những nét đẹp của nền văn hóa lâu đời, đề cao sự kín đáo, tôn vinh nét duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ Hàn Quốc nói riêng và phụ nữ truyền thống Á Đông nói chung.

Nghi lễ truyền thống

Nghi lễ thờ cúng tổ tiên

Nghi lễ truyền thống của tết nguyên đán Hàn Quốc

Buổi sáng đầu năm mới được bắt đầu bằng nghi lễ cúng tổ tiên. Toàn bộ các thành viên trong gia đình phải ăn mặc chỉnh tề (thường là hanbok), tập trung trước bàn thờ tổ tiên cúi lạy trước vong linh của tổ tiên, cầu ông bà tổ tiên mang đến cho cả gia đình một năm mới an khang thịnh vượng.

Sau lễ cúng gia tiên, mọi người trong gia đình cùng thưởng thức đồ cúng. Món ăn chính trong ngày đầu năm mới là tteokguk 떡국, canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng và rau. Người Hàn Quốc tin rằng ăn tteokguk trong ngày đầu năm mới là sẽ lớn thêm 1 tuổi. Do đó mà người ta có thể hỏi tuổi của nhau một cách vui vẻ bằng câu “Cậu ăn bao nhiêu lần tteokguk rồi?”

Lì xi mừng tuổi

Cũng giống nhưu Việt Nam. dịp tết Nguyên Đán Hàn Quốc, ông bà sẽ mừng tuổi cho con cháu

Sau bữa ăn, các thế hệ trẻ trong gia đình cùng bái lạy người già và tặng quà. Sau đó, ông bà cũng chúc cho con cháu một năm mới thịnh vượng. Quà năm mới cho trẻ em thường là sebaetdon 세뱃돈 – tiền mừng tuổi. Thời gian còn lại trong ngày, các thành viên trong gia đình cùng chơi các trò chơi dân gian, ăn uống và trò chuyện.

Một số trò chơi dân gian trong ngày Seollal

Yutnori (chơi gậy)

Yutnori là một trong những trò chơi phổ biến nhất của tết nguyên đán Hàn Quốc

Yutnori là một trong những trò chơi phổ biến nhất của người Hàn Quốc, đặc biệt trong dịp Seollal. Bộ dụng cụ chơi Yutnori gồm bàn chơi, quân chơi và gậy yut. Yutnori yêu cầu 2 người hoặc 2 đội chơi. Mỗi đội lần lượt ném gậy yut (có vai trò như xúc xắc) để quyết định bước đi trên bàn chơi. Quân của đội nào đến đích trước sẽ là đội chiến thắng. Trò này thường được chơi vào ngày mùng 1 Tết và dành cho mọi lứa tuổi.

Tuho (ném mũi tên)

Trò chơi tuho mỗi dịp tết nguyên đán Hàn Quốc

Một trò chơi dân gian khác cũng rất nổi tiếng ở xứ sở kim chi đó là Tuho, hay còn gọi là ném mũi tên vào bình. Trong đó, người chơi sẽ đứng ở một khoảng cách nhất định để ném mũi tên vào một bình lớn, đôi khi được trang trí đẹp mắt. Người chiến thắng sẽ là người ném được nhiều mũi tên trúng bình nhất.
Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng lưu, nhưng giờ đây trở nên phổ biến với mọi người dân Hàn Quốc.

Jegichagi (đá cầu)

Jegichagi

Jegichagi là trò chơi được trẻ em Hàn Quốc rất yêu thích. Các em có thể chơi một mình hoặc chơi cùng nhóm bạn. Cầu trong Jegichagi được gọi là Jegi, làm từ đồng xu nhỏ bọc giấy hoặc vải.

Ẩm thực

Tteokguk (떡국, Súp Bánh Gạo Hàn Quốc)

Món ăn truyền thống tết nguyên đán Hàn Quốc Tteokguk

Tteokguk là món ăn bắt buộc phải có trong ngày đầu năm mới ở Hàn Quốc. Thông thường, loại bánh này được làm từ thịt bò, có thể thêm tảo biển và cá cơm khô tùy sở thích của gia đình và dựa theo khu vực. Hình dạng của bánh gạo giống như đồng tiền kiểu Hàn Quốc cũ, vì vậy món súp có ý nghĩa biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng!

Manduguk (만둣국, Súp Bánh Bao Hàn Quốc)

Súp Bánh Bao Hàn Quốc Manduguk

Manduguk là một thay thế tteokguk ở một số vùng của Hàn Quốc (ví dụ Bắc Triều Tiên). Hương vị của manduguk phần lớn phụ thuộc vào thành phần nước dùng xương, thịt bò và cá cơm khô. Mặc dù nhiều gia đình tạo ra một phiên bản lai của manduguk (còn gọi là tteok manduguk) bằng cách thêm một chút bánh gạo.

Kimchi Mandu (김치만두, Kimchi Bánh Bao)

Kimchi Bánh Bao

Người Hàn Quốc thường ăn Mandu vào ngày đầu năm mới, thành phần chính trong món súp thường là bánh gạo, kết hợp với thịt lợn băm và đậu phụ cho hương vị tuyệt hảo. Nhiều gia đình tự làm mandu để thêm vào các món súp được đề cập ở trên.

Heart Matsal Jeon (하트 맛살전, Bánh Trái Tim giả Cua)

Bánh Trái Tim giả Cua Heart Matsal Jeon

Nếu có cơ hội ghé thăm xứ kim chi, đừng nên bỏ qua món bánh Heart Matsal Jeon là một loại bánh kếp của Hàn Quốc và nó thường được phục vụ trong các ngày lễ năm mới tại Hàn Quốc. Trứng tráng giả hình trái tim là trứng trứng tráng nhỏ được làm từ thịt cua giả, rất ngon mắt mà còn ngon miệng nữa.

Hy vọng qua những chia sẻ của Du học Hàn Quốc dã giúp bạn trả lời Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu? cũng như những nét văn hóa đặc biệt của người hàn vào dịp tết Nguyên Đán.